1. Thu thập và xử lý chứng từ kế toán:
- Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn, chứng từ liên quan đến hoạt động sản xuất
- Nhập liệu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sản xuất vào phần mềm kế toán.
2. Hạch toán các nghiệp vụ kế toán liên quan đến sản xuất:
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
- Theo dõi và hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong sản xuất.
- Ghi chép vào các sổ sách kế toán chi tiết
3. Tính giá thành sản phẩm:
- Thu thập, tổng hợp và phân bổ các chi phí sản xuất.
- Thực hiện các phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty
4. Quản lý hàng tồn kho:
- Theo dõi số lượng và giá trị nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, vật tư, bán thành phẩm và thành phẩm.
- Phối hợp với bộ phận kho để kiểm kê định kỳ.
- Kiểm kê, đối chiếu số liệu kho với sổ sách kế toán.
5. Lập báo cáo kế toán:
- Lập các báo cáo quản trị liên quan đến hoạt động sản xuất.
6. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thuế:
- Kê khai và nộp các loại thuế liên quan đến hoạt động sản xuất.
7. Theo dõi và quản lý công nợ:
- Theo dõi công nợ phải thu, phải trả.
- Đôn đốc thu hồi công nợ và thanh toán công nợ đúng hạn.
8. Kiểm tra và đối chiếu số liệu:
- Đối chiếu số liệu giữa sổ sách kế toán và các bộ phận liên quan
- Phát hiện và xử lý các sai sót trong quá trình hạch toán.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Giám đốc.